Những công dụng cực mạnh của hạnh nhân với sức khỏe nhưng ít người biết đến

Hạt hạnh nhân không đơn giản chỉ là một loại hạt thơm ngon! Con người từ thời cổ đại đã dùng hạnh nhân để chữa nhiều bệnh khác nhau. Y học hiện đại cũng tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, chứng minh những lợi ích sức khỏe vô cùng mạnh mà loại hạt này mang lại.

Thành phần dinh dưỡng trong hạt hạnh nhân

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g hạnh nhân nướng

Nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột nhờ Prebiotics

Prebiotics thường là các loại chất xơ con người không tiêu hóa được, đây lại là thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột. Một nghiên cứu năm 2014 tại Trung Quốc cho thấy, việc ăn 56g hạt hạnh nhân (hoặc 10g bột vỏ hạt hạnh nhân) mỗi ngày, trong vòng 6 tuần, giúp tăng lợi khuẩn Lactobacillus spp.Bifidobacterium spp. và giảm hại khuẩn Clostridium perfringens.[1]

tác dụng của hạt hạnh nhân

Kết quả thu được từ cuộc nghiên cứu

Vậy nên hạt hạnh nhân được khuyến cáo nên dùng cả vỏ (lụa), là một phương pháp tự nhiên thay thế giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, phù hợp với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người hay sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, người miễn dịch yếu và tiêu hóa kém. 

Các chất kháng sinh mạnh, tiêu diệt được cả vi khuẩn HP

Bài tổng hợp các nghiên cứu năm 2020 đăng trên báo Phytotherapy Research cho thấy, các hợp chất phenolic được chiết tách từ hạt hạnh nhân có hoạt tính kháng sinh mạnh trên vi khuẩn gram âm và gram dương. Ngoài ra, chiết xuất từ hạnh nhân ức chế sự phát triển của các vi khuẩn: Escherichia coli - gây tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột; Serratia marcescens - ở phụ nữ mang thai và sau sinh, gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não (cho cả mẹ và con)…;  và Streptococcus mutans - gây sâu răng. Đặc biệt, polyphenol từ vỏ lụa hạnh nhân có hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn HP, được khuyên dùng cho các trường hợp kháng thuốc.[2]

Hỗ trợ điều trị tiền đái tháo đường

Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2010 cho thấy [3], việc ăn khoảng 60g hạt hạnh nhân (thay cho 20% năng lượng) mỗi ngày, trong vòng 16 tuần, giúp người bị tiền đái tháo đường (*):

  • Giảm mạnh các chỉ số mỡ máu: cholesterol tổng, LDL cholesterol, triglyceride (nguyên nhân gây biến chứng xơ vữa động mạch thường gặp ở người tiểu đường type 2).
  • Giảm insulin máu lúc đói (**)
  • Tăng tính nhạy cảm ở nơi tiếp nhận insulin (***).  

Nghiên cứu đề xuất hạt hạnh nhân giúp hỗ trợ đảo ngược tiền đái tháo đường hoặc ngăn chặn phát triển thành tiểu đường type 2.

tác dụng của hạt hạnh nhân

Insulin là hormone sinh ra từ tuyến tụy, qua đường máu đến tế bào, gắn “cổng” mở cửa cho glucose đi vào tế bào

[*] Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết tăng cao bất thường nhưng chưa đủ cao để bác sĩ chẩn đoán là đái tháo đường. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường type 2 đều bị tiền đái tháo đường trước đó.

[**] Lượng insulin máu lúc đói thể hiện khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể, liên quan đến các biến chứng tăng huyết áp hay bệnh lý mạch vành trên bệnh nhân tiểu đường type 2

(***) Kháng insulin là 1 trong 2 cơ chế bệnh của đái tháo đường, tức cơ thể vẫn tạo ra insulin đủ nhưng tế bào không nhận insulin nên không mở đường cổng cho glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Hạnh nhân giúp tăng tính nhạy cảm ở điểm nhận, tức tăng khả năng tế bào tiếp nhận insulin, từ đó giảm đường huyết và tăng tạo năng lượng cho cơ thể. 

Xem thêm: Tác dụng của hạnh nhân với người tiểu đường, cách ăn đúng để đạt hiệu quả

Gia cố thành mạch máu, điều hòa huyết áp

Huyết áp được đánh giá bởi 2 chỉ số: 

  • Huyết áp tối đa (hay tâm thu – tức tim co lại), thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan .
  • Huyết áp tối thiểu (hay tâm trương – tức tim giãn), thể hiện khả năng đàn hồi của mạch máu. 

Đánh giá tổng quan từ 16 nghiên cứu năm 2020, chỉ ra rằng hạt hạnh nhân giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là huyết áp tối thiểu thông qua việc gia cố, tăng độ đàn hồi của thành mạch máu [4]. 

Phục hồi các tổn thương và bảo vệ gan

Proanthocyanidins trong vỏ hạt hạnh nhân có hoạt tính bảo vệ gan, từ đó bảo vệ tế bào khỏi hiện tượng stress oxy hóa và bệnh ung thư. Stress oxy hóa là hiện tượng giải phóng quá mức các gốc tự do, tạo ra “cơn bão” làm tổn thương tế bào và cơ thể. [9]

Tăng khả năng ghi nhớ và học tập

Nghiên cứu năm 2022 tại Mỹ, tiến hành trên 423 người trung và cao tuổi (50-75 tuổi) (nam không hút thuốc và phụ nữ sau mãn kinh) cho thấy, dùng khoảng 84g hạt hạnh nhân mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể các chức năng não bộ như:

  • Chức năng điều hành cảm xúc, nhận thức, hành vi.
  • Trí nhớ qua thị giác.
  • Khả năng học tập. [5]

Ngoài ra, một nghiên cứu khác năm 2015 thử nghiệm trên chuột, dùng hạt hạnh nhân giúp tăng mức acetylcholine của não, từ đó tăng khả năng ghi nhớ. Nguyên do được giải thích là hạt hạnh nhân chứa hàm lượng lớn:

  • Choline (tham gia tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine) 
  • Vitamin B2 tham gia tổng hợp các chất dẫn dẫn truyền thần kinh. B2 cũng là một chất chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh. [6]

tác dụng của hạt hạnh nhân

Ăn hạnh nhân mỗi ngày giúp bạn khỏe khắn, ngủ ngon, tăng cường trí nhớ

Chống oxy hóa và bảo vệ DNA

Hạt hạnh nhân chứa 2 nhóm chất chống oxy hóa:

  • Nhóm dinh dưỡng: vitamin, khoáng chất, carotenoid.
  • Nhóm không phải dinh dưỡng: polyphenol, flavonoid. 

Nghiên cứu năm 2006 tại Mỹ chứng minh việc dùng hạnh nhân giúp bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa và chống tổn thương DNA ở người hút thuốc lá [7,8]. 

Giúp an thần, ngủ sâu giấc

Nhóm các acid amin glycine, glutamine, arginine và ornithine có sẵn trong hạnh nhân đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, từ đó đảm bảo hệ thần kinh khỏe mạnh. Một nghiên cứu về tác động của hạnh nhân đến giấc ngủ năm 2019 đã chứng minh, hạnh nhân giúp nhóm người mất ngủ được an thần, dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. [2]

Với những công dụng vô cùng mạnh nói trên, hạnh nhân xứng danh là “nữ hoàng của các loại hạt”, không chỉ ngon, giàu dinh dưỡng mà còn đem lại lợi ích như thuốc chữa bệnh. Lưu ý, điều kiện quan trọng là hạnh nhân bạn sử dụng phải an toàn, không nhiễm khuẩn, không chứa hóa chất… mới đem lại hiệu quả.

Xem thêm: Chọn mua hạnh nhân như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Liên hệ 3H nếu bạn cần xem tài liệu gốc)

[1] Liu, Z.; Lin, X.; huang, g.; Zhang, W.; Rao, P.; Ni, L. Prebiotic effects of almonds and almond skins on intestinal microbiota in healthy adult humans. Anaerobe 2014, 26, 1–6

[2] Zahra Karimi;Mojdeh Firouzi;Majid Dadmehr;Seyed Ali Javad‐Mousavi;Najmeh Bagheriani;Omid Sadeghpour; (2020). Almond as a nutraceutical and therapeutic agent in Persian medicine and modern phytotherapy: A narrative review . Phytotherapy Research

[3]: Wien, Michelle; Bleich, David; Raghuwanshi, Maya; Gould-Forgerite, Susan; Gomes, Jacqueline; Monahan-Couch, Lynn; Oda, Keiji (2010). Almond Consumption and Cardiovascular Risk Factors in Adults with Prediabetes. Journal of the American College of Nutrition, 29(3), 189–197.

[4] Eslampour, Elham; Asbaghi, Omid; Hadi, Amir; Abedi, Sajjad; Ghaedi, Ehsan; Lazaridi, Anastasia-Viktoria; Miraghajani, Maryam (2020). The effect of almond intake on blood pressure: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Complementary Therapies in Medicine, 50(), 102399

[5] Jelena Mustra Rakic, Jirayu Tanprasertsuk, Tammy M. Scott, Helen M. Rasmussen, Emily S. Mohn, C.-Y. Oliver Chen & Elizabeth J. Johnson (2022) Effects of daily almond consumption for six months on cognitive measures in healthy middle-aged to older adults: a randomized control trial, Nutritional Neuroscience, 25:7, 1466-1476

[6] Batool Z, Sadir S, Liaquat L, Tabassum S, Madiha S, Rafiq S, et al. (2015) Repeated administration of almonds increases brain acetylcholine levels and enhances memory function in healthy rats while attenuates memory deficits in animal model of amnesia. Brain Res Bull. 120:63–74.

[7] Milbury, P. E., Chen, C.-Y., Dolnikowski, G. G., & Blumberg, J. B. (2006). Determination of flavonoids and phenolics and their distribution in almonds. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 54(14), 5027–5033.

[8] Jia, Xudong; Li, Ning; Zhang, Wenzhong; Zhang, Xiaopeng; Lapsley, Karen; Huang, Guangwei; Blumberg, Jeffrey; Ma, Guansheng; Chen, Junshi (2006). A pilot study on the effects of almond consumption on DNA damage and oxidative stress in smokers. Nutrition and Cancer, 54(2), 179–183.

[9] Truong, Van-Long; Bak, Min-Ji; Jun, Mira; Kong, Ah-Ng Tony; Ho, Chi-Tang; Jeong, Woo-Sik (2014). Antioxidant Defense and Hepatoprotection by Procyanidins from Almond (Prunus amygdalus) Skins. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 62(34), 8668–8678.

Đọc nhiều nhất

Đánh giá trung bình

Đánh giá bài viết