Ăn 40g hạt điều mỗi ngày, bạn sẽ bất ngờ với lợi ích đạt được

Hạt điều luôn được giới khoa học thế giới đánh giá cao nhờ các tác dụng trên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, xương,…, được coi là vị thuốc tự nhiên và thực phẩm bổ sung tiềm năng.[16]

Về cấu trúc dinh dưỡng, hạt điều rất giàu khoáng chất và đạm, đặc biệt là nhóm khoáng quan trọng cho hệ miễn dịch và thần kinh như đồng, kẽm, selen, magie. Nhóm chất béo không no chiếm 81.9% trên tổng chất béo, là yếu tố quan trọng để đảm bảo một hệ tim mạch và não bộ khỏe. 

Một số thành phần dinh dưỡng trong hạt điều

Một số thành phần dinh dưỡng trong hạt điều

Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của hạt điều, chắc chắn sẽ giúp ích cho rất nhiều người:

Ổn định đường huyết và chống biến chứng trên tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Hạt điều thuộc nhóm thực phẩm chỉ số đường huyết thấp nhưng cung cấp năng lượng lớn, giúp ổn định đường huyết, đồng thời chống mệt và chống đói cho người tiểu đường. Ngoài ra, hạt điều là nguồn bổ sung magie hữu hiệu, trong khi bệnh đái tháo đường gây tăng đào thải magie qua đường tiểu. Magie có vai trò trong chống tăng huyết áp, hình thành xương và chống đau nửa đầu. 

Trong một nghiên cứu năm 2019 trên nhóm 43 người bệnh tiểu đường type 2, trong đó 22 người được sử dụng 28g hạt điều rang không muối mỗi ngày (thay thế cho 10% năng lượng) trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, tỷ lệ LDL/HDL cholesterol giảm đáng kể ở nhóm sử dụng hạt điều. LDL cholesterol (cholesterol xấu) là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường type 2. [4]

Phòng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu và gan nhiễm mỡ

260 mg magie trong hạt điều hoạt động tương tự chất chống tăng huyết áp tự nhiên, nhờ cạnh tranh với yếu tố gây co mạch, dẫn đến giãn mạch và cải thiện rối loạn hoạt động tế bào ở người bệnh cao huyết áp và tiểu đường. [6]

Bên cạnh đó, lượng lớn chất béo không no, đặc biệt là omega 9, làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn hình thành mảng xơ vữa, từ đó ngăn chặn các biến chứng trên tim và mạch máu. [5]

Hạt điều giúp phòng bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở người lớn tuổi (ảnh minh họa)

Hạt điều giúp phòng bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở người lớn tuổi (ảnh minh họa)

Tăng hấp thu và cải thiện sức khỏe đường ruột

Nghiên cứu năm 2023 đăng trên báo MDPI, mục Nutrients về tác động của chiết xuất hạt điều lên đường tiêu hóa. Quan sát tại ruột cho thấy: [7]

  • Gia tăng các tế bào sản xuất và tiết peptide kháng khuẩn (AMP) cần thiết giúp chống lại mầm bệnh tại ruột.
  • Tăng diện tích bề mặt nhung mao – nơi hấp thu chất dinh dưỡng chính của ruột. 
  • Kích hoạt các chất giúp cắt nhỏ chất đạm thành các mảnh acid amin, giúp cơ thể dễ hấp thu.

Tăng đề kháng, phục hồi tổn thương và giảm viêm

Để hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể cần có đủ dinh dưỡng:

  • Thứ nhất, đủ các nhóm vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm, đồng, selen để khởi động nhanh các phản ứng miễn dịch. Hạt điều chứa hàm lượng lớn các chất này, thậm chí gấp 2 lần so với nhu cầu cần thiết một ngày.
  • Thứ hai, đủ đạm để tạo số lượng lớn tế bào miễn dịch trong thời gian ngắn. Hạt điều rất giàu đạm với cấu trúc phân bố đồng đều, đủ 9 nhóm đạm cơ thể buộc phải có. Dinh dưỡng dồi dào cùng với khả năng tăng hấp thu tại ruột, hạt điều giúp tạo miễn dịch khỏe và hoàn thiện. 

Đồng thời, hạt điều có khả năng chống viêm và phục hồi vết thương tốt. Nghiên cứu năm 2020 tại Ý về tác động của việc sử dụng hạt điều trên các bệnh lý như viêm tụy cấp, viêm phổi cấp và viêm xương khớp. Kết quả cho thấy, hạt điều giúp: [8] [9]

  • Phục hồi các tổn thương do viêm
  • Giảm tình trạng thoái hóa tế bào
  • Giảm phù nề, đau và sưng do viêm nhờ giảm mức hoạt động của phản ứng viêm. 

Hạt điều giúp phục hồi tổn thương do viêm tụy cấp

Hạt điều giúp phục hồi tổn thương do viêm tụy cấp

Ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư và giảm tác dụng phụ hóa trị

Proanthocyanidin trong hạt điều giúp ngăn chặn sự gia tăng số lượng của tế bào ung thư. Kết hợp lượng đồng lớn (gấp 2 lần nhu cầu một ngày) giúp phòng ngừa ung thư ruột kết [10]. Một nghiên cứu năm 2022 trên chuột cũng cho thấy hạt điều giúp hồi phục và giảm tác dụng phụ của hóa trị lên thần kinh. [11]

Chống stress, ổn định cảm xúc

Khi vào cơ thể, tryptophan trong hạt Điều được chuyển thành serotonin và melatonin. Serotonin được coi là hormone hạnh phúc, giúp chống stress và ổn định cảm xúc, là đích mục tiêu tác động trong điều trị trầm cảm. Melatonin là hormone điều hòa nhịp ngủ sinh lý, giúp ngủ sâu và đúng giấc.[12] 

Chống lão hóa và mỏi mắt 

Lutein và Zeaxanthin trong hạt điều có tính chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ tế bào thần kinh, đặc biệt vùng não và mắt - là nơi có hoạt động trao đổi chất cao. [13] Đây cũng là hai carotenoid quan trọng trong cấu tạo của mắt và não. Trong đó:

  • Lutein là carotenoid chủ yếu của cấu trúc não, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh ở trẻ em, giúp nâng cao hiệu suất nhận thức ở người lớn.
  • Ở mắt, Lutein và Zeaxanthin tập trung tại điểm vàng (hay điểm nhìn) - nơi hấp thụ ánh sáng chiếu vào, từ đó truyền thông tin lên não.

Nhờ vậy, hạt điều giúp chống lão hóa và mỏi mắt, đồng thời tăng hiệu suất học tập và làm việc.  

Hạt điều có lợi cho thị lực và trí lực của trẻ em (Ảnh minh họa)

Hạt điều có lợi cho thị lực và trí lực của trẻ em (Ảnh minh họa)

Xương – tăng tạo xương và giữ cấu trúc xương chắc chắn

Thành phần chính tạo xương là canxi và photpho. Nhưng để canxi có thể chuyển từ máu vào xương, cơ thể cần có magie, mangan, kẽm, vitamin K2, vitamin D3 và vitamin C [14]. Với hàm lượng lớn các nhóm khoáng photpho, magie, mangan và kẽm, sử dụng hạt điều giúp thúc đẩy quá trình tạo xương và giữ cấu trúc xương chắc khỏe. 

Chống tăng cân

Hạt điều cung cấp năng lượng lớn nhưng 81.9% tổng chất béo là nhóm chất béo không no, giúp giảm nguy cơ tích tụ mỡ và chống tăng cân. 

Nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 8865 đàn ông và phụ nữ trưởng thành đã chỉ ra rằng, việc sử dụng hạt điều ít nhất 2 lần/ tuần sẽ giúp giảm 31% nguy cơ tăng cân so với những người không hoặc hiếm khi dùng hạt điều. Giả thiết đưa ra là do sự thay đổi lối sống từ dùng các thực phẩm bổ sung năng lượng nhiều tinh bột và đường hay thức ăn nhanh sang dùng hạt mà vẫn duy trì mức năng lượng cần nạp. [15]

Với lợi ích đem lại, hạt điều có thể sử dụng như một thực phẩm thay thế thịt hàng ngày đối với người lớn và một bữa ăn phụ dưỡng chất cho các bé, học sinh và người đi làm văn phòng. 

Tài liệu tham khảo:

(Liên hệ với 3H nếu bạn cần xem chi tiết tài liệu gốc)

  1. USDA
  2. Journal of Food Research (2017). Nutrient Composition of Raw Dry Roasted Cashew Nuts. 
  3. Bộ Y tế Viện Dinh Dưỡng (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam ( Nam giới, 30-50 tuổi, 60.2 kg, cao 169.3 cm, hoạt động thể lực trung bình, hấp thu vừa)
  4. International Journal of Endocrinology and Metabolism (2019). Effects of Daily Consumption of Cashews in Patients with Type 2 Diabetes. 
  5. Journal of Science Technology and Research (2021). Medicinal Uses of Cashew 
  6. The Journal of Clinical Hypertension (2011). The Role of Magnesium in Hypertension. 
  7. MDPI, Nutrients 2023. Cashew Nut Improved Gut Functionality and Morphology In Vivo. 
  8. MDPI, Antioxidants 2020. Cashew Nuts restore Pancreas and Lung functions after Induction of Acute Pancreatitis by Cerulein. . 
  9. MDPI, Antioxidants 2020. The Role of Cashew Nuts on Painful Degenerative Joint Disease. 
  10. Journal of Food Science and Technology (2019). Cashew nut: A scientific and technological monitoring worldwide review.
  11. Heliyon 8 (2022). Roasted cashew nut diet forestall cisplatin on brain harm in rats. 
  12. Critical Reviews in Food Science and Nutrition (2017). How important is tryptophan in human health? 
  13. Nutrition Reviews (2014). Role of lutein and zeaxanthin in visual and cognitive function.
  14. Journal of Osteoporosis (2017). Nutrition of Bone Health. 
  15. Journal of Pharmaceutical Quality Assurance and Quality Control. Health Benefit of Cashew Nuts.
  16. The Natural Products Journal (2023). The Important Health Benefits of Cashew.

Đọc nhiều nhất

Đánh giá trung bình

Đánh giá bài viết