Vì sao hạt Điều được các bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh nhân tiểu đường?

Thử thách khó khăn nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị tiểu đường là cần lượng thực phẩm không gây tăng đường huyết, nhưng phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ miễn dịch và năng lượng để tăng thể lực. Do đó, loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cấu trúc dinh dưỡng hoàn hảo cho hệ miễn dịch và khả năng đào thải gốc tự do mạnh như hạt Điều được các chuyên gia điều trị hàng đầu của Việt Nam và thế giới khuyên sử dụng mỗi ngày. 

Hạt điều giúp ổn định đường huyết, chống mệt, chống đói

Chỉ số đường huyết (GI) của hạt điều rang muối là 22, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp. Với chỉ số này, lượng đường được giải phóng vào máu một cách từ từ, không làm tăng đường huyết sau ăn. 

Tuy chỉ số đường huyết thấp, nhưng hạt điều lại rất giàu năng lượng (khoảng 595 kcal/100g hạt), cùng công dụng tăng hấp thu dinh dưỡng tại ruột [1]. Nhờ vậy, thường xuyên ăn hạt điều giúp người bệnh tiểu đường không bị đói, mệt, và giữ đường huyết luôn ổn định.

GI (chỉ số đường huyết thực phẩm) của hạt Điều là 22, ở mức thấp nên không gây tăng đường huyết quá mức sau khi ăn

Hạt điều giúp tăng đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường

Sức đề kháng của người bệnh tiểu đường vốn dĩ rất yếu nên họ dễ gặp các vấn đề về nhiễm trùng (viêm da, viêm bàng quang, viêm thận, viêm phổi…); khi bị thương thường lâu khỏi và dễ bị lở loét. Hạt Điều giúp tăng sức đề kháng rất tốt nhờ:

  • Chứa đầy đủ các nhóm vitamin và khoáng chất, trong đó rất giàu kẽm, đồng, selen là những vi chất cần phải có để kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
  • Hàm lượng đạm cao, phân bố đồng đều ở 9 nhóm mà cơ thể cần, giúp cơ thể có đủ đạm để tạo ra lượng tế bào miễn dịch cần thiết [2].
  • Khả năng tăng hấp thu tại ruột giúp tiêu hóa khỏe.

Hạt điều giúp phòng biến chứng trên tim mạch ở người tiểu đường

Sử dụng hạt điều thường xuyên giúp tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt), và giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu - nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2). Bên cạnh đó, hạt điều còn chứa hàm lượng magie lớn (260 mg/100g hạt) sẽ bù lại lượng magie thất thoát qua đường tiểu, giúp phòng ngừa chứng tăng huyết áp, đau nửa đầu do thiếu hụt magie ở người bệnh tiểu đường.[3]

Không chỉ giúp ổn định đường huyết, hạt điều còn tốt cho tim mạch và huyết áp

Hạt điều giúp phòng các biến chứng ở mắt của bệnh tiểu đường

Hạt điều chứa các nhóm chất chống oxy hóa vô cùng mạnh, trong đó tiêu biểu là Lutein & Zeaxanthin. Đây là 2 carotenoid quan trọng, tập trung tại hoàng điểm (điểm nhìn) của mắt giúp chống lão hóa cho mắt, cải thiện tình trạng nhìn mờ và góp phần phòng ngừa các biến chứng mắt thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường như phù hoàng điểm, võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.[4]

Hạt điều giúp ngăn ngừa xơ vữa, giảm biến chứng trên các mạch máu nhỏ.

Nồng độ đường huyết tăng quá cao cùng với hiện tượng stress oxy hóa trong lòng mạch gây viêm và tổn thương tại các mạch máu nhỏ. Điều này dẫn đến tình trạng đông máu kéo dài, gây ra xơ vữa và nhiều biến chứng trên các mạch máu nhỏ tại mắt, thận và thần kinh cho người bệnh tiểu đường.

Hàm lượng đồng vô cùng cao trong hạt điều giúp ích rất nhiều trong vấn đề này:

  • Đồng đóng vai trò là chất chống oxy, giúp giảm hiện tượng stress oxy hóa trong cơ thể.
  • Đồng tham gia vào quá trình tạo máu và đẩy nhanh tốc độ lành tổn thương trong lòng mạch, duy trì mạch máu khỏe mạnh. Từ đó, dinh dưỡng này giúp ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa, chống biến chứng trên các mạch máu nhỏ.

Khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh tiểu đường phân theo các nhóm thực phẩm [5]

Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường

  • Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, lý tưởng bao gồm 3 bữa chính (sáng 6:30 - trưa 11:30 - tối 18:00) và 2 bữa phụ (sáng 9:30 - chiều 15:00) 
  • Ăn nhiều rau lá, củ quả, đạm thực vật. Tinh bột và đạm động vật ăn có chừng mực. Giả sử, 1 khay đồ ăn cho bữa chính của người tiểu đường được chia thành 4 ngăn bằng nhau thì trong đó nên có: 1 ngăn là rau ăn lá; 1 ngăn củ quả luộc; 1 ngăn đạm thực vật; 1 ngăn gồm đạm động vật và tinh bột.

Xem thêm: Thực đơn tham khảo cho người bệnh tiểu đường

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “ăn hạt điều có tăng đường huyết không?”. Hạt điều không làm tăng đường huyết, thậm chí thực phẩm này còn đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn hạt điều mỗi ngày giúp ổn định đường huyết, giúp chống mệt, chống đói và hạn chế biến chứng cho người bệnh tiểu đường.

Tài liệu tham khảo:

(Liên hệ với 3H nếu bạn cần xem chi tiết tài liệu gốc)

  1. MDPI, Nutrients 2023. Cashew Nut Improved Gut Functionality and Morphology In Vivo. 
  2. USDA
  3. International Journal of Endocrinology and Metabolism (2019). Effects of Daily Consumption of Cashews in Patients with Type 2 Diabetes. 
  4. Nutrition Reviews (2014). Role of lutein and zeaxanthin in visual and cognitive function.
  5. University of Sydney_Glycemic Index Research and GI News

 

Đọc nhiều nhất

Đánh giá trung bình

4.61/5

Đánh giá bài viết